Chi tiết tin - Xã Xy - Hướng Hóa

content:
     
     
     

 

Phát triển cao su vùng Lìa

9:22, Chủ Nhật, 8-5-2022

Bây giờ thì người dân tộc Vân Kiều, Pa Cô ở vùng Lìa thuộc huyện miền núi Hướng Hoá, tỉnh Quảng Trị đã tin rằng cây cao su phát triển tốt. Với đồng bào dân tộc thiểu số, họ phải nhìn thấy tận mắt mới tin.

Vườn cao su của chị Hồ Thị Thanh, xã A Xing đang cho khai thác mủ

Chỉ số tăng trưởng tốt 


Ông Nguyễn Ngọc Khả, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hướng Hoá, cho biết huyện chủ trương phát triển ở vùng Lìa 2 loại hình trồng cao su tiểu điền và đại điền. Cây cao su đã được triển khai trồng ở Lìa từ năm 1998, nhưng vào thời điểm đó, giá rớt thê thảm, nên người trồng cao su thả dê, trâu bò vào phá vườn cao su để khỏi tốn công chặt. Dù vậy, một số hộ có "tầm nhìn xa" vẫn giữ lại và chăm sóc duy trì sự sống cho cây cao su. 

Ông Nguyễn Ngọc Khả, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hướng Hoá, cho biết huyện chủ trương phát triển ở vùng Lìa 2 loại hình trồng cao su tiểu điền và đại điền. Cây cao su đã được triển khai trồng ở Lìa từ năm 1998, nhưng vào thời điểm đó, giá rớt thê thảm, nên người trồng cao su thả dê, trâu bò vào phá vườn cao su để khỏi tốn công chặt. Dù vậy, một số hộ có "tầm nhìn xa" vẫn giữ lại và chăm sóc duy trì sự sống cho cây cao su. 

Từ năm 2006 đến nay, một số hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở Lìa đã trở nên giàu có nhờ vườn cao su sót lại đó. Ông Y Thanh ở xã A Xing cho biết chỉ với 1 ha cao su 10 năm tuổi, ông đã làm được nhà mới, mua nhiều trâu, bò, cho con cái đi học xa... đều nhờ vào mủ cao su. Chủ tịch xã A Xing, Hồ A Dược nói: “Cây cao su ở vùng Lìa cho thu hoạch mủ suốt 9 tháng. Đất đai, thời tiết ở đây cũng rất thuận lợi, hàng trăm ha cao su 6 năm tuổi trồng theo dự án đa dạng hoá nông nghiệp đều có các chỉ số sinh trưởng tốt”. 

Chị Hồ Thị Thanh, trú tại thôn A Cha, xã A Xing, một trong những gia đình vẫn giữ được 2 ha cao su, hiện đã cho khai thác mủ. Chị Thanh cho biết ban đầu được chia 2 ha cao su, nhưng chưa biết khai thác nên cứ để cây phát triển "thoải mái". Sau này được phổ biến kỹ thuật, chị mới bắt đầu khai thác mủ. Dù không được chăm sóc đúng kỹ thuật nhưng vườn cao su vẫn cho mủ đều đặn và có năng suất cao, mỗi năm thu về được hơn 200 triệu đồng. 

Ở xã A Dơi có 200 ha cao su đang cho khai thác mủ nhiều nông dân mừng ra mặt. Chủ tịch xã A Dơi, Hồ Văn Toàn cho biết có nhiều cây đường kính thân lớn từ 30 - 40 cm, chỉ cần "đụng" dao vào là mủ tuôn ra trắng xoá. A Dơi được xem thủ phủ cao su của vùng Lìa. Nhiều hộ gia đình bà con dân tộc ít người đổi đời nhờ cây trồng này. 

Huyện Hướng Hoá quyết tâm mỗi năm trồng thêm 200 ha cao su tiểu điền để đến năm 2015 sẽ đạt 2.000 ha, theo kế hoạch đã đề ra. Hiện tại toàn huyện có gần 1.000 ha cao su tiểu điền. UBND huyện đã quyết định trích 3 tỷ đồng hỗ trợ khai hoang cho các xã vùng Lìa kịp làm đất trồng cao su. 


Phát triển cao su đại điền 
 

Chủ tịch UBND huyện Hướng Hoá, Nguyễn Ngọc Sắc: 

"Chủ trương của huyện là cùng với phát triển cao su đại điền sẽ tập trung nhiều nguồn lực đẩy mạnh cao su tiểu điền, phấn đấu trong vài năm tới, mỗi hộ đồng bào dân tộc thiểu số Hướng Hoá có 1 ha cao su, phải coi đó là con đường duy nhất để thoát nghèo, chống tái nghèo".

 

Ông Nguyễn Ngọc Khả, Trưởng phòng NN-PTNT huyện Hướng Hoá cho biết cùng với cao su tiểu điền, huyện cũng rất chú trọng phát triển cao su đại điền. Dự án trồng cao su đại điền do Cty Đầu tư TMXD Sài Gòn làm chủ đầu tư cũng đang được triển khai. Theo đó, tỉnh Quảng Trị quyết định cho Cty thuê 5.700 ha đất, thời hạn 50 năm để phát triển cao su. 

Ông Nguyễn Văn Thành, PGĐ Cty Đầu tư TMXD Sài Gòn kiêm GĐ Cty CP Cao su Khe Sanh cho biết, từ kết quả của các lứa cao su trồng ở Lìa cho thấy, cây cho mủ nhiều và chất lượng mủ rất cao, đáp ứng các đòi hỏi khắt khe của thị trường cao su thế giới. Cty sẽ hỗ trợ cho đồng bào giống tốt nhất, cùng với hệ thống cán bộ kỹ thuật am hiểu sâu và có kinh nghiệm về tận bản làng cùng bà con thực hiện thành công chương trình trồng mới 1.500 ha cao su ngay trong vụ này. Cty đã chuẩn bị vườn giống hơn 10 vạn cây đủ cung cấp cho kế hoạch. 

 

Cũng theo ông Thành, Cty sẽ hỗ trợ người dân cải tạo đất, đào hố trồng cao su, cung cấp cây giống và vật tư nông nghiệp và cam kết cho vay vốn, đến lúc thu hoạch mủ cao su sẽ lấy sản phẩm. Đến năm 2013 sẽ mở nhà máy chế biến mủ cao su tại vùng Lìa. Tuy còn khó khăn nhưng với sự đồng thuận của các cấp, các ngành và sự ủng hộ của người dân, trong tương lai, vùng Lìa sẽ thay da đổi thịt... 

  • pageHolder.getStart() - 0
  • pageHolder.getNumberObjects() - 6
  • numberArticle - 6
  • numberRelation - 0
Lịch làm việc
Thông báo mới
Giấy mời
Thư viện hình ảnh
content: